Bộ Tài chính cho biết số thu hơn 4.100 tỷ đồng này không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, cũng như các khoản tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo.

Tổng số tiền thực thu công đức, tài trợ trong năm 2023 tại các di tích là 4.100 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Dương.

 

 

Tổng số tiền thực thu công đức, tài trợ trong năm 2023 tại các di tích là 4.100 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Dương.

Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử – văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, cả nước hiện có 31.211 di tích lịch sử – văn hóa. Trong đó có hơn 200 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 3.800 di tích quốc gia, gần 11.000 di tích cấp tỉnh và hơn 16.100 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.

7 di tích thu trên 25 tỷ đồng tiền công đức

Về số thu, chi tiền công đức, tài trợ năm 2023, Bộ Tài chính cho biết theo báo cáo của địa phương, trong tổng số gần 31.600 di tích thành phần, có hơn 15.300 di tích (49%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ.

Trong đó, gần 5.700 di tích là cơ sở tôn giáo có báo cáo, trong đó có hơn 3.900 di tích (69%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ, số di tích còn lại không báo cáo.

Các di tích khác có tổng số 25.898 di tích, trong đó có 11.412 di tích (44%) có số liệu thu, chi. Số còn lại chủ yếu là di tích tư nhân, nhà thờ dòng họ không báo cáo và các di tích đặc thù không có công đức, tài trợ. Các di tích trên địa bàn tỉnh Đắk Nông không có thu, chi công đức, tài trợ.

Tổng số tiền thực thu trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo).

Số thu tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng là 3.062 tỷ đồng (75%). Có 63 di tích thu trên 5 tỷ đồng, trong đó có 28 di tích thu trên 10 tỷ đồng.

Cao nhất là 7 di tích thu trên 25 tỷ đồng, gồm: Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang) thu 220 tỷ đồng; Đền Bảo Hà (Lào Cai) thu 71 tỷ đồng; Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa – Vũng Tàu thu 34 tỷ đồng; Đền Sòng Sơn (Thanh Hóa) thu 28 tỷ đồng.

Đền Hùng ở Phú Thọ cũng ghi nhận 26 tỷ đồng tiền công đức năm vừa qua và 2 di tích ở Hà Nội là Đình La Khê (Hà Đông) thu được 28 tỷ đồng và Đền trình Ngũ Nhạc (chùa Hương) ở Mỹ Đức thu được 33 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, số thu tại các di tích là cơ sở tôn giáo là 1.038 tỷ đồng (25%). Có 15 di tích thu trên 5 tỷ đồng, trong đó chỉ có 4 di tích thu trên 10 tỷ đồng, gồm: Chùa Tranh (Hải Dương) 10,2 tỷ đồng; Chùa Tàm Xá (Hà Nội) hơn 10 tỷ đồng; Chùa Ông (Đồng Nai) 14,2 tỷ đồng; Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Cà Mau 14,4 tỷ đồng.

Số thu tiền công đức năm 2023 tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng là 3.062 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Dương.

kiem tra tien cong duc anh 1

 

kiem tra tien cong duc anh 1
Số thu tiền công đức năm 2023 tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng là 3.062 tỷ đồng. Ảnh: Hoàng Dương.

Có 7 tỉnh, thành phố có số thu trên 200 tỷ đồng, gồm: Hà Nội (672 tỷ đồng), Hải Dương (278 tỷ đồng), An Giang (277 tỷ đồng), Bắc Ninh (269 tỷ đồng), Hưng Yên (242 tỷ đồng), Nam Định (215 tỷ đồng).

Tỉnh Quảng Ninh được giao thực hiện thí điểm việc kiểm tra, số thu 4 tháng đầu năm 2023 đạt trên 67 tỷ đồng (đã bổ sung số thu tại chùa Ba Vàng và một số di tích), ước thu cả năm trên 200 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng số chi tiền công đức trong năm 2023 là 3.612 tỷ đồng (một số địa phương có số chi cao hơn số thu do sử dụng số dư năm 2022 chuyển sang).

Trong đó, chi quản lý là 445 tỷ đồng (12%); chi hoạt động lễ hội là 692 tỷ đồng (19%); chi tu bổ, tôn tạo di tích là 1.643 tỷ đồng (46%); các khoản chi tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình phụ trợ tại di tích là 542 tỷ đồng (15%). Ngoài ra, chi hoạt động từ thiện, nhân đạo là 290 tỷ đồng (8%).

Đối với số tiền còn dư đến cuối năm 2023, được chuyển sang năm 2024 để tiếp tục sử dụng cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và tổ chức lễ hội.

Nhiều di tích báo cáo chưa đầy đủ

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết đa số báo cáo của địa phương cho rằng số liệu báo cáo thu, chi tiền công đức, tài trợ của các di tích, kể cả di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt mới chỉ phản ánh một phần, chưa đầy đủ.

Tại các di tích là cơ sở tôn giáo về cơ bản đều có hoạt động thu, chi tiền công đức, tài trợ nhưng còn khoảng 31% tương ứng 1.771 cơ sở di tích không báo cáo.

“Trong số này có nhiều chùa thuộc sở hữu chung của cộng đồng không báo cáo, với lý do là việc địa phương đưa chùa vào danh mục kiểm kê di tích không có ý kiến nhà chùa”, Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính đánh giá tại các di tích là đền, chùa có đặt đĩa, khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn, không chỉ làm mất đi sự tôn nghiêm, thanh tịnh nơi thờ tự mà còn gây lòng tham cho người khác. Việc thực hiện tại những di tích chưa lắp camera có bảo đảm minh bạch hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người đại diện di tích.

Ngoài ra, việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại không ít di tích chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp. Một số di tích giao tiền cho cá nhân giữ, đứng tên gửi tiết kiệm, cho các cá nhân vay, đã có trường hợp bị lừa nhiều tỷ đồng. Chẳng hạn như Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh; Phủ Tây Hồ, Đền Rừng (Hà Nội); Đền – chùa Cái Tắt (Hải Phòng).

Tại các di tích là đền, chùa đặt đĩa, khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn. Ảnh: Hoàng Dương.

 

kiem tra tien cong duc anh 2

 

kiem tra tien cong duc anh 2
Tại các di tích là đền, chùa đặt đĩa, khay trên các ban thờ khiến du khách đặt nhiều loại tiền lộn xộn. Ảnh: Hoàng Dương.

Một số di tích có thói quen giữ tiền mặt mà không gửi vào tài khoản bị kẻ gian lấy trộm; nhiều di tích tiếp nhận tiền trong hòm công đức chưa kịp thời bị kẻ gian cạy phá hòm lấy tiền.

Cá biệt, có trường hợp nhân viên Ban quản lý di tích lấy trộm tiền công đức bị nhiều người phát hiện, số tiền không nhiều nhưng hành vi trộm cắp tiền công đức đã để lại ấn tượng không tốt với du khách thập phương.

Bộ Tài chính cho biết ngoài việc quản lý tiền công đức, tình trạng đốt vàng mã với số lượng lớn gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng.

Nhất là tại các đền, tiêu biểu là: Nhóm du khách trú tại phường Quang Trung, tỉnh Thái Bình đến làm lễ tại đền Tranh, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ngày 7/12/2023 chở theo 100 bao tải vàng mã với khối lượng khoảng 1,5 tấn, gây xôn xao dư luận; không ít du khách đi lễ đầu năm 2024 tại đền Ông Hoàng Mười ở tỉnh Nghệ An phải dùng xe kéo đồ vàng mã đưa vào đền…

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức – Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách – nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo… Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Bài khác