Xã hội

Chuyện ly kỳ về vụ trộm xương người bị sét đánh và cuộc trả món nợ oan nghiệt của nhóm người trộm mộ

Sau đêm quật mộ lấy trộm bộ xương cô y tá chết vì sét đánh, hàng loạt những câu chuyện ly kỳ nhuốm màu sắc liêu trai xảy ra với nhóm đào trộm mộ lẫn người thuê đào mộ.

Bộ xương nữ y tá bị sét đánh

Thực hư việc cầm xương bàn tay người bị sét đánh giúp những tên trộm có khả năng tàng hình chưa được kiểm chứng nhưng lời đồn đó ở vùng đất nào cũng có. Và ở Điện Biên Phủ, một vụ trộm xương người bị sét đánh đã xảy ra nhiều năm, nhưng đến nay vẫn được nhiều người dân ở đây kể lại như một lời cảɴʜ tỉnh với những người có ý định động chạm đến mồ mả những người đã chết. Những người tham gia vụ trộm xương năm đó người thì chết bất đắc kỳ tử, người thì vào tù ra tội, người thì vật vã trả món nợ với quá khứ tội lỗi.

Để kiểm chứng câu chuyện năm nào, chúng tôi được người dân tại đây giới thiệu đến gặp ông Đoàn Văn Diệp (ngụ phường Noong Bua, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Ông Diệp là một trong những người tham gia vụ trộm xương cô y tá bị sét đánh năm nào và đến bây giờ, sau nhiều năm, ông vẫn đang phải từng ngày vật lộn để trả món nợ quá khứ.

Đường vào nghĩa trang Hoà Bình

Ông Diệp từng đi bộ đội. Ra quân, ông về Điện Biên, làm công nhân tại Nông trường Điện Biên, rồi lập gia đình, sống luôn tại đất của nông trường. Nhà ông cách Bệnh viện Nhân dân không xa lắm. Biết ông là người bạo gan, nên cán bộ trong bệnh viện thường thuê ông chôn cất cho những tử thi chết vì nhiều nguyên do đặc biệt, mà không tìm được thân nhân, hoặc thân nhân không nhận. Người dân trong vùng cũng an táng người chết ở sau bệnh viện, nên quả đồi biến thành nghĩa địa lớn, tên là nghĩa địa Hòa Bình, hoặc nghĩa địa Noong Bua. Lâu dần, ông Diệp coi đó là công việc kiếm thêm.

Một hôm, vào ngày giữa tháng âm lịch, đầu thu năm 1987, khi ông Diệp đang uống nước chè ở nhà hàng xóm, là ông Chiến, thì hai người, là ông Điền và ông Tài, ở xã cạnh kéo đến bàn chuyện bí mật. Ông Điền tỏ vẻ bí ẩn: “Có vụ này, hai ông đi làm không? Chỉ mất nửa buổi thôi, mà được 500 ngàn đồng chia nhau”.

Ngày đó, ông Tài làm thuê cho Trần S.. Gã là cán bộ nhà nước, nhưng kiếm sống bằng công việc đánh hàng từ Lào về Việt Nam. Trong lần giải lao, ngồi uống trà, hút thuốc lào, Trần S. mới lôi chuyện xương người bị sét đánh ra nói chuyện. Huyên thuyên chán chê những chuyện thần bí, thì anh ta mới bảo hai ông Tài và Điền rằng, thử đi tìm kiếm xem ở Lai Châu có ai bị sét đánh chết trong thời gian gần đây không, nếu kiếm được thì hắn sẽ trả thù lao hậu hĩnh.

Nghe S. nói vậy, ông Tài và ông Điền mới lần mò đi dò hỏi. Trong một lần trò chuyện, thì người đàn ông tên Chính kể rằng, mấy năm trước, có nghe bà Mai, là y tá ở một bệnh xá, kể rằng, có một cô gái bị sét đánh, lúc đưa vào bệnh viện thì đã chết còng queo rồi.

Chuyện xảy ra vào năm 1983. Đêm ấy mưa to gió lớn, cô y tá Vũ Thị L. đang đạp xe ở trước sân bay Mường Thanh, thì bị sét đánh trúng cướp đi mạng sống của cô gái. Không biết người thân là ai, nên người dân đưa thi thể cô vào bệnh viện. Lục lại giấy tờ mang theo, người ta mới biết, cô L. là người Tuyên Quang. Cô lên vùng đất tận cùng Tây Bắc học trường Trung cấp y tỉnh Lai Châu (khi đó chưa tách tỉnh thành Điện Biên và Lai Châu). Học xong, cô về công tác ở huyện Điện Biên, cách thành phố không xa.

Người thân ở mãi Tuyên Quang, nhà lại nghèo, đường sá thời điểm đó vô cùng khó khăn, không có điều kiện đưa thi thể người con gái xấu số này về quê, nên đã chôn chị L. ở nghĩa địa Hòa Bình.

Người thân cho đào mộ cô rất sâu, chôn chặt, rồi ở lại trông nom hơn một tháng trời. Người ta tin rằng, một tháng sau khi người bị sét đánh chết, thì năng lượng không còn tích tụ trong xương nữa, nên bộ xương vô giá trị.Chính vì thế, chỉ cần trông nom mộ khoảng 1 tháng từ khi người đó qua đời vì lưỡi tầm sét. Thế nhưng, chẳng ai có thể ngờ, nữ y tá này đã bị chôn 4 năm rồi, còn bị đám người đào mồ cuốc mả để trộm cốt.

Sau khi ông Tài và Điền trình bày, thì ông Diệp và Chiến gật đầu ngay. Kế hoạch đào mộ được nhóm người này vẽ ra chi tiết, chọn ngày giờ đẹp để xâm nhập nghĩa địa và trộm xương cốt.

Cuộc trộm xương bí mật trong đêm

Như hẹn, đúng 9 giờ đêm, nhóm người này có mặt ở nghĩa địa Hòa Bình. S. đã mua trang bị sẵn cho mọi người. Sau khi bàn bạc, ông Tài được phân công cảɴʜ giới từ chân đồi. Biết có thêm 2 người tham gia đào mộ, nên S. đã đưa trước 20 ngàn đồng, cùng 1kg thịt ba chỉ, nửa nạc nửa mỡ. Nhóm người này đã chia nhau, mỗi người 5 ngàn đồng.

Nghĩa trang Hoà Bình – nơi chôn xάç cô L

Số tiền 5 ngàn đồng chia nhau, ông Diệp trích một phần mua hoa quả, nén hương, đem theo để làm lễ đàng hoàng. Ông Diệp bày hoa quả, thắp hương, rồi khấn vái: “Anh nhà nghèo, đông con cái, nên mới làm cái việc này. Thằng S. nó thuê anh, thì anh cứ biết đưa em lên, tắm rửa cho em. Còn nó mang em đi đâu, làm gì thì anh không biết, kệ nó thôi. Có gì, em thông cảm cho anh. Cũng vì nghèo đói mà làm liều em ạ. Em có vật, thì cứ tìm thằng S. ở chợ Điện Biên mà vật nó, vì nó mới là chủ mưu.

Nghĩa địa nằm trên quả đồi đầy sỏi đá, thi thể cô L. lại được chôn rất sâu nên phải nhóm người phải hì hục đào suốt mấy giờ đồng hồ. Bật nắp áo quan ra, một mùi nồng nặc bốc ra, nhóm người cố nín thở để mùi xú uế bay đi hết mới bắt đầu hành sự. Ông Chiến cởi trần, nhảy xuống, hai tay khoắng nhanh vào bên trong chiếc quan tài lần mò từng chiếc xương cho vào chiếc túi vải.

Ánh đèn pha loang loáng xoi, đôi tay ông Chiến vùng vẫy trong thứ nước đen ngòm bốc mùi hôi tanh lần mò từng mẩu xương. Khi xương được vớt hết, ông Chiến ɡɩɑσ cho ông Điền mang về nhà để thực hiện việc rửa một lần nữa. Ngôi mộ được nhóm người đắp lại hiện trạng như cũ nhưng thi thể người đã khuất không còn nguyên vẹn.

Sau khi rửa sạch chỗ xương cốt, ông Điền ɡɩɑσ chiếc túi vải cho ông S.. Gã nhận lấy cái túi, xua ông Điền về, hứa sẽ trao trả tiền vào ngày hôm sau. Ngay trong tối hôm đó, ông Điền về nhà thắp nén hương lầm rầm khấn vài mong thi thể cô L. bỏ qua cho việc làm tội lỗi của mình.

3 ngày trôi qua, nhóm người không thấy ông S. trao trả tiền như đã hứa trước đó. Cả 4 người bàn bạc một hồi rồi đạp xe đến nhà gã để hỏi cho ra nhẽ. Khi vừa đến nơi, ông S. cho hay sẽ không trả tiền công như thoả thuận vì bộ xương mất một thứ quan trọng nhất là xương bánh chè.

Khi đó, mọi người chưa hiểu ý của ông S., nên ngay đêm hôm đó lại mò ra nghĩa địa, quật ngôi mộ lên 1 lần nữađể tìm bằng mẩu xương bánh chè. Tuy nhiên, bới móc mãi cũng không lấy thêm được đốt xương nào, mà chỉ lấy được chiếc gương và cái lược. Vì thông tin ông S. bảo thiếu xương bánh chè, nên mọi người bực lắm, vẫn không thể nghĩ ra cách nào đòi tiền. Việc làm của nhóm ông Diệp cũng sai trái, nên càng không dám làm to, bởi lộ ra, thì chết cả lũ. Nhóm ông Diệp đành phải nuốt nỗi bực vào bụng.

Người chết, người gặp tai ương…

Theo ông Đoàn Văn Diệp, người bị nhận báo ứng đầu tiên là ông Chiến (1 trong số 4 người đào trộm mộ đêm hôm đó). Ông Diệp kể, không biết có phải do quả báo hay vì tức giận khi không đòi được tiền Trần S. mà ông Chiến cứ nổi cơn điên khùng. Mỗi khi lên cơn, ông Chiến đều đòi mang bộc phá đến cho nổ tung nhà Trần S..

Một thời gian sau đêm đào trộm mộ, cuộc sống của ông Chiến và gia đình cứ khó khăn, chật vật mãi, làm ăn gì cũng không phất lên được. Sau đó, ông ốm liệt giường vì căn bệnh u̼n̼g̼ ̼t̼h̼ư̼ vòm họng và qua đời ở tuổi 49, để lại người vợ cùng đàn con nheo nhóc đang tuổi ăn, tuổi lớn. Không lâu sau đó, ông Diệp hoảng hồn khi nhận được thông tin vợ ông Chiến cũng đã chết thảm vì bị điện giật.

Người thứ 2 phải lãnh chịu hậu quả trong nhóm đào trộm mộ là ông Điền. “Khi còn sống, ông Điền có bảo rằng từ hôm đào trộm mộ, hôm nào ông ấy cũng gặp phải ác mộng, không thể ngủ được. Hễ cứ nhắm mắt lại là thấy hình ảnh cô L. đứng ở đầu giường khóc than”, ông Diệp thông tin.

Theo như lời ông Diệp, ông Điền kể lại rằng, cái đêm nhận hài cốt ở bãi tha ma để ɡɩɑσ cho ông Trần S., mặc dù ông Điền đã buộc kĩ lưỡng bộ hài cốt nhưng không hiểu sao vừa bước chân ra khỏi nghĩa địa thì chiếc hộp sọ từ trong bao rơi ra ngoài, lăn lông lốc xuống ruộng. Ông Điền với tay xuống nhặt hộp sọ lên thì bất ngờ bị rắn cắn. Thời điểm đó, ông Điền không biết đó có phải rắn độc hay không nhưng một thời gian sau ông Điền bị tai biến, đến giờ vẫn nằm liệt một chỗ, không thể đi đâu được.

Người thứ 3 trong nhóm đào trộm mộ là ông Tài, một thời gian sau cũng đột ngột ngã bệnh rồi qua đời ở tuổi 46. Hồi đó, cái chết của ông Tài làm ông Diệp thất kinh bởi vì theo lời ông Diệp, ông Tài khi ấy khỏe lắm, làm việc bằng cả mấy thanh niên nhưng đột nhiên lại qua đời mà không ai biết lý do.Cái chết của ông Tài khiến gia đình ông Diệp ngày đếm lo lắng. Thậm chí ông Diệp còn cho hay mình đã thông báo sẵn tinh thần với vợ con sợ ra đi đột ngột không kịp nói gì với người thân.

“Không phải lúc bấy giờ tôi mới sợ, thực chất tôi đã có điềm báo trước rồi. Đêm hôm tôi quật mộ cô L. lên thì căn nhà của gia đình tôi bỗng nhiên bốc cháy, mặc dù gia đình lúc đó không hề đun nấu gì. Tuy nhiên, lúc đó tôi không nhận ra nên cứ ung dung cho qua. Sau này thấy những người từng đào mộ lần lượt phải trả giá nên tôi mới nghĩ đến”, ông Diệp nhớ lại.

Kể từ sau những cái chết bất thình lình của những người trong nhóm đào mộ, gia đình ông Diệp thường xuyên đi chùa, khấn vái hơn, mỗi lần như thế, ông đều gọi tên cô L. kể rõ oan tình và mong cô đại xá, tha tội cho lúc túng quẫn làm liều. Lâu dần, những biến cố xảy ra với gia đình ông cũng thưa dần rồi mất hẳn, ông Diệp tin rằng cô L. ở dưới suối vàng đã nghe được những lời khẩn cầu của ông.

…người tù mọt gông vì tham nhũng

Lại nói đến Trần S., chẳng hiểu có liên quan gì không nhưng sau vụ đào trộm mộ một thời gian, ông Trần S. phất lên như diều gặp gió. Hồi ấy Điện Biên Phủ còn nghèo, gia đình nào sang lắm thì có được chiếc xe Phượng Hoàng đi, còn xe máy thì ngóng đỏ mắt ngoài đường mới thấy.

Nghĩa địa Noong Bua, nơi xảy ra vụ trộm xάç

Thế nhưng gia đình ông Trần S. thời điểm đó tậu một lúc 2 chiếc xe Simson, suốt ngày đèo vợ con diễu phố. Không ai hiểu vì sao một người cán bộ quèn lại có được nhiều tiền như thế. Những người trong đám đào trộm mộ như ông Diệp thì mặc định mọi sự giàu có của ông Trần S. đều là nhờ bộ xương người bị sét đánh. “Người thì bảo gã đem bộ xương sang Lào, bán lại cho một tay thầy bùa nào đó thu được số tiền lớn, người thì bảo gã dùng chính bộ xương đó để làm ăn nên mới phất nhanh như vậy”, ông Diệp thêm vào.

Điều ông Diệp và hầu hết mọi người dân nơi đây đều ngỡ ngàng khi vào thời điểm những năm đầu của thập kỉ 90, ông Trần S. bỗng nhiên trở thành giám đốc doanh nghiệp, công việc làm ăn, kinh doanh của gã cũng lên như diều gặp gió. Báo chí tung hô, coi Trần S. là tấm gương sáng trong việc đi đầu phát triển kinh tế của một tỉnh vùng cao.

Cũng chính vì cái danh tiếng đó mà doanh nghiệp của Trần S. được ɡɩɑσ thực hiện một dự án có số vốn lên đến 432 tỷ đồng với hy vọng có thể làm thay da, đổi thịt vùng đấ nghèo nhất nước.Trần S. được ɡɩɑσ nhiệm vụ giám đốc dự án đặc biệt quan trọng này. Thế nhưng, dự án chưa thực hiện được là bao, Trần S. đã biển thủ hơn 50 tỷ đồng.

Mặc dù lực lượng công an theo dõi, điều tra, có thể tóm bất cứ lúc nào, song anh ta vẫn cứ ngông nghênh chẳng sợ. Gặp cơ quan điều tra, thậm chí giới báo chí, còn “nổ” rằng: “Tôi có được tiêu tiền một mình đâu, phải chia chứ. Đó là luật chơi. Muốn thành công, thì phải nhớ bài học nhập môn này”.

Điều kinh ngạc, là dù tuyên bố khắp nơi rõ ràng như vậy, xάç nhận luôn là làm ăn thì phải hối lộ, rồi đã nằm trong tầm ngắm của công an, nhưng Trần S. vẫn ung dung như chẳng hề có chuyện gì xảy ra với mình. Anh vẫn “nổ” khắp nơi, chả khác gì anh hùng nhất khoảnh, như thể không ai dám động vào.

Mấy người đào mộ còn tin rằng, một pháp sư ở Lào, đã sử dụng “sức mạnh âm binh” của bộ xương trợ giúp anh ta tiến thân, làm ăn và không sợ bất cứ thế lực nào. Thậm chí, bất cứ ai dám động đến anh ta, pháp sư kia sẽ điều âm binh ám hại. Trần S. đã tin tuyệt đối vào sự hộ mệnh của bộ xương sét đánh của cô gái xấu số.

Thế nhưng, trong thời gian Trần S. cùng đàn em ngao du sang Mỹ chơi, gọi là đi thăm quan các trường đại học nổi tiếng thế giới để học hỏi kinh nghiệm về làm giàu cho quê hương, thì Công an tỉnh Lai Châu rảnh rang vào cuộc điều tra, thu thập hồ sơ, chứng cứ, mà không sợ bị anh ta can thiệp, tìm cách bưng bít.

Ngay khi Trần S. đón máy bay từ Mỹ về Nội Bài, thì lực lượng công an đã tóm gọn ngay trên máy bay. Lúc tra tay vào còng số 8, Trần S. vẫn ung dung nghĩ rằng mình sẽ không thể bị bắt, rồi công an sẽ phải thả…Thế nhưng, lúc ra tòa, bị xử chung thân, Trần S. mới cay đắng nhận ra rằng, lúc ăn nên làm ra thì lắm bạn bè, đệ tử, ô dù, nhưng lúc ngã ngựa, thì chẳng thấy ai, thậm chí, “âm binh” là “tấm bùa” xương người sét đánh cũng chẳng giúp được gì.

Điều thú vị trong vụ án tham nhũng của Trần S. là trong quá trình điều tra, củng cố hồ sơ vụ án, công an phát hiện Trần S. từng thuê một nhóm người đào mộ trộm xương nữ y tá bị sét đánh. “Các anh công an cũng đến hỏi, rồi chụp ảnh, ghi âm, chép biên bản. Họ hỏi gì, tôi khai tất, cũng kể y hệt như kể với các anh. Về sau, nghĩ lại, việc không đòi được tiền của Trần S. lại may mắn, chứ nếu ngày đó mà lấy được của gã 500 ngàn đồng, thì có khi tù mọt gông”, ông Diệp thông tin.