Thời sự

Nên sớm “đại phẫu thuật” EVN

Thượng nguồn sông suối miền Bắc vẫn chưa có mưa, giám đốc trung tâm điều độ của EVN đã bị thuyên chuyển, điện vẫn bị cắt, nhân dân và cả nghị trường vẫn nóng vì việc thiếu điện.

Tôi cũng chứng kiến vài chục năm trở lại đây nước ta luôn trong tình trạng cắt điện luân phiên vì thiếu điện. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sιɴʜ hoạt của người dân và đặc biệt tác động rất xấu tới nền sản xuất mà mục tiêu chính là đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giải quyết bài toán khó này theo tôi cần có cuộc đại phẫu thuật ngành điện Việt Nam (EVN)

Cần minh bạch vấn đề thua lỗ của EVN - Ảnh 1.

Chúng ta không thể chỉ ngồi chỉ trích EVN vì EVN là tập đoàn nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật, chịu rất nhiều sự quản lý của các cơ quan chức năng và hoàn toàn khác với các loại hình doanh nghiệp khác ở độ nhanh nhạy, linh hoạt, chặt chẽ, và tinh gọn và cạnh tranh. Những hạn chế này cũng chính là một trong những nguyên nhân làm thua lỗ của EVN trong thời gian qua. Chỉ tính riêng năm 2022, EVN đã thua lỗ gần 30 ngàn tỷ đồng.

Theo Bộ Công Thương, Nghị quyết số 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lược quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn 2045 đã đặt mục tiêu xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối điện hiện đại. Trong đó, hiện đại hóa quản trị, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, cùng nỗ lực xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả được đặc biệt coi trọng.

Cần minh bạch vấn đề thua lỗ của EVN - Ảnh 2.

Do đó cổ phần các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực năng lượng không chỉ nhằm thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân mà còn là ưu tiên chiến lược để nâng cấp nền tảng phát triển của ngành Điện Việt Nam.

Như vậy về mặt chiến lược cũng khá rõ ràng, tuy nhiên quá trình triển khai cho thấy EVN vẫn còn rất lúng túng về mặt giải pháp thực thi và lối tư duy hàng hóa độc quyền vẫn ngự trị trong EVN. Đặc biệt trong phương án sản xuất kinh doanh điện của EVN hoàn toàn bị động, tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống sιɴʜ hoạt của nhân dân. Vì vậy cuộc đại phẫu thuật EVN cần sớm bắt đầu:

Thứ nhất, nguồn lực quốc gia luôn có hạn, đặc biệt trong bối cảɴʜ kinh tế khó khăn hiện nay của đất nước ta thì việc dùng nguồn ngân sách đủ cấp cho phát triển ngành điện lực là không thể, chưa nói là đầu tư cho điện lực mang tính dẫn dắt phát triển công nghiệp.

Vì vậy giải pháp đặt ra là cần phải cổ phần hóa EVN. Việc cổ phần hóa sẽ cho chúng ta thu được nguồn vốn để đầu tư phát triển nguồn điện và cũng chính cổ phần hóa để kiện toàn lại bộ máy điều hành, huy động được trí tuệ của các nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh, giám sát chặt chẽ hoạt động của EVN và minh bạch, công khai hoạt động.

Tôi cũng tin rằng con số gần 100 ngàn lao động của EVN sẽ thay đổi về chất và lượng, tránh tình trạng người làm thì ít người hưởng lương thì nhiều và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng giá điện đầu vào. Mặt khác khi cổ phần hóa việc mua- bán theo thị trường sẽ diễn ra minh bạch hơn, việc mua bán hàng hóa sẽ không còn tình trạng xin – cho và tác động từ các cơ quan quyền lực, quản lý nhà nước.

Thứ hai là cần xóa bỏ cơ chế độc quyền trong kinh doanh điện, không thể chấp nhận trong một bối cảɴʜ thừa điện không bán được mà thiếu điện không thể mua, thậm chí điện sản xuất trong nước không mua mà đi nhập khẩu.

Điều này là hạn chế nhất trong nền kinh tế kế hoạch tập trung xưa cũ không còn phù hợp với cơ chế thị trường nếu nhà lãnh đạo, quản lý không đủ thông minh, linh hoạt hoặc vì mục đích lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.

Đa dạng hóa nhà cung cấp sẽ tạo thế cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ, đơn cử bài học về viễn thông di động đã chứng minh điều này ở nước ta là nhiều nhà cung cấp thì giá tốt và chất lượng tốt. Không những ngành điện mà bất cứ ngành nào nếu độc quyền sẽ thao túng giá, tính cạnh tranh thấp và nếu tâm không sáng sẽ “làm xiếc” người tiêu dùng.

Việc độc quyền làm cho người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác, rơi vào tình trạng ép mua, trong quan hệ mua bán này người tiêu dùng không có quyền đàm phán về giá cả, chất lượng, bồi thường…sản phẩm tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc bên bán.

Đây là một môi trường kinh doanh không mang tính thị trường cần sớm được gỡ bỏ để quản trị tốt hơn. Mặt khác xóa bỏ độc quyền cũng giảm sức ép lên nhà nước trong vấn đề đầu tư cho EVN, huy động sức mạnh trong xã hội và kể cả nước nhà đầu tư nước ngoài về vốn và năng lực quản trị kinh doanh.

Cục Điện lực và năng lượng tái tạo cho biết, “tổng vốn đầu tư cho phát triển điện lực giai đoạn 2021 – 2030 của Việt Nam khoảng 141,59 tỉ USD, trong đó phần nguồn điện 127,45 tỉ USD và phần lưới khoảng 14,14 tỉ USD. Như vậy, bình quân vốn đầu tư mỗi năm vào ngành điện cho giai đoạn tới khoảng 14,16 tỉ USD.

Trong đó phần nguồn khoảng 12,72 tỉ USD/năm và phần lưới khoảng 1,41 tỉ USD/năm. So với bình quân mỗi năm giai đoạn trước (2011 – 2020) là 9 tỉ USD/năm, tiền đầu tư phát triển điện lực giai đoạn sau tăng đến 5 tỉ USD/năm.

Cục Điện lực và năng lượng tái tạo nhận định, đây là áp lực rất lớn cho ngành điện để đầu tư đảm bảo nguồn cung ứng đủ điện cho cả nước trong tương lai”. Như vậy có thể thấy để đáp ứng được nguồn điện cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là cả một vấn đề lớn.

Nếu chúng ta không cổ phần hóa và xóa bỏ độc quyền trong sản xuất kinh doanh điện thì việc thực hiện mục tiêu phát triển EVN, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước sẽ bị trễ hẹn theo khát vọng của chúng ta.

Nhiều người đặt ra câu hỏi vậy việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và vấn đề nhảy giá sẽ được giải quyết như thế nào khi thực hiện hai mục tiêu trên. Trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh không có phương án nào là tuyệt đối lợi ích của các bên. Vấn đề là phải cân đối lợi ích tổng thể và lợi ích mũi nhọn, lợi ích nào có lợi cho nhân dân dân, cho đất nước mình thì ưu tiên lựa chọn.

 

Tuy nhiên công cụ quản trị quốc gia là luật pháp, vì vậy phải có những hành lang luật pháp đủ để bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế.

Việc cổ phần hóa mà nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối trong giai đoạn đầu cũng là một yếu tố, hay việc ban hành giá điện dựa vào thị trường  và giá đầu vào hay tốc độ phát triển kinh tế đất nước, định hướng phát triển quốc gia cũng là vấn đề cần công khai và tính toán kỹ lưỡng.

Đặc biệt không thể bao cấp giá điện trong sản xuất kinh doanh. Nếu có thì chỉ hỗ trợ bằng tiền cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Việc làm này sẽ đảm bảo rằng giá sản phẩm hàng hóa được tính đúng và EVN không thể lấy lý do giá thấp nên lỗ vốn và không còn vốn đầu tư phát triển, điện phập phù lúc có lúc không.

Bộ máy Nhà nước là để quản trị chung và dẫn dắt quốc gia phát triển không phải là để kinh doanh buôn bán, nó không còn phù hợp với bối cảɴʜ ngày nay khi chiến tranh đã đi qua và toàn cầu hóa đã ập tới. Nhà nước chỉ làm những gì nhân dân và doanh nghiệp không làm được, sản xuất kinh doanh điện tôi khẳng định doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể làm rất tốt. Việc quan trọng là xây dựng hệ thống pháp luật quản trị và dẫn dắt sự phát triển như thế nào?