Xã hội

Mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng với gần 5.800 tỉ đồng

Đốt vàng mã các dịp Lễ, Tết, mồng một, ngày rằm… từ lâu vốn được xem như tập tục truyền thống trong thờ cúng tổ tiên của người Việt. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, việc làm này đang bị biến tướng, lãng phí, làm sai lệch ý nghĩa của nét văn hóa đẹp.

Đốt vàng mã - lưu giữ nét văn hóa tâm linh, đừng lạm dụng, lãng phíHình ảnh vàng mã được hóa đốt tại Đền Tranh gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Chụp màn hình

Hóa vàng mã là đốt tiền thật

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài gần 1 phút ghi lại cảɴʜ một số người đang đốt tiền vàng mã tại lò hóa sớ kèm nội dung: 20 tấn vàng mã của một tín chủ đốt để trả nợ tại Đền Quan Tuần Tranh (Đền Tranh), Ninh Giang, Hải Dương. Đã 3 ngày mà chưa đốt xong 400 bao, số lượng vẫn còn khá nhiều và ngổn ngang tại khu vực hóa vàng.

Tuy nhiên sau đó, ông Đinh Văn Châu – Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) – cho biết, thông tin đăng tải trên mạng xã hội về việc đốt 20 tấn vàng mã trong 3 ngày là thông tin bịa đặt, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến Di tích Văn hóa Quốc gia được Nhà nước công nhận.

Theo đính chính của đại diện chính quyền địa phương, số tiền vàng mã được tín chủ mang đến Đền Tranh là 100 bao với khối lượng 15kg/bao. Tuy nhiên, Ban quản lý Di tích Quốc gia Đền Quan Tuần Tranh chỉ cho đốt 30 bao, số còn lại được yêu cầu chở đi hóa tại các đền, chùa, đình trên địa bàn và khu vực lân cận. Dẫu vậy, thực tế là có một lượng lớn tiền vàng mã đã được đốt tại đền Tranh và một số đền, chùa.

Tâm lý “trần sao âm vậy” nghĩa là người sống sιɴʜ hoạt như thế nào thì người dưới âm phủ cũng sιɴʜ hoạt như thế đã khiến cho nhiều vật dụng thời công nghệ số như iPhone, iPad cũng được “gửi” cho cõi âm.

Theo con số thống kê sơ bộ, mỗi năm người Việt đốt gần 60.000 tấn vàng mã, tương ứng với gần 5.800 tỉ đồng. Trung bình vào mỗi dịp Lễ, Tết, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 50.000 – 100.000 đồng để mua tiền giấy, thậm chí có những gia đình tiêu tốn từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng để mua vàng mã.

Nếu trước đây, tục đốt vàng mã mang tính tượng trưng, mỗi gia đình chỉ cần vài xấp vàng mã cho đủ lễ thì nay nhiều người quan niệm, hàng mã đem hóa vàng “giá trị” cao thì bản thân sẽ được nhận lại lợi ích có giá trị tương ứng và lạm dụng việc hóa vàng.

Tập tục truyền thống biến thành mê tín dị đoan

Nhìn nhận về vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung – nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – cho rằng, việc đốt vàng mã là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam. Thế nhưng, khi nét đẹp văn hóa đi quá giới hạn, tín ngưỡng trở thành mê tín và gây lãng phí rất lớn.

Cũng theo ông Trung, không thể phủ nhận “sức hút” của vàng mã trong đời sống tâm linh của người Việt. Do đó, việc cấm hay loại bỏ vàng mã là rất khó vì đây là một tập tục đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.

Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định, nếu lạm dụng việc đốt vàng mã, phần tiêu cực sẽ lấn át cả phần tích cực. Khi đốt vàng mã quá nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí của cải rất lớn cho cá nhân và xã hội.

“Một số người vì quá thương tiếc người thân đã sắm đủ thứ vàng mã để đốt, cúng nhân ngày giỗ hoặc các dịp Lễ, Tết để người chết sử dụng ở cõi âm, phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt. Chính vì thế, tục đốt vàng mã ngày một biến tướng với đủ hình thái làm cho đời sống tâm linh trở nên hỗn tạp và cuối cùng hình thành tâm lý, người sống có cái gì thì người chết có cái đó” – PGS.TS Phạm Ngọc Trung – nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – nhận định.