Xã hội

ĐẬP CHẬU, BỎ HOA NGÀY 30 TẾT: ĐỪNG ĐÒI DẠY CHO NGƯỜI MUA MỘT BÀI HỌC NỮA!

Vài năm trở lại đây, không khó để bắt gặp hình ảnh người bán chặt gốc, đập bỏ những chậu cây đào, cây quất vào ngày 30 Tết chứ nhất quyết không bán rẻ. Người bán đã có cái lý của người bán nhưng người mua cũng luôn có cái lẽ của mình.

Người bán than trời vì ế khách

Người đi bán cây Tết có thể chia làm hai nhóm: nhóm những người nông dân tự trồng mang đi bán và nhóm thương lái nhập cây để kinh doanh bán lại kiếm lời.

Ngồi nhìn dòng người tấp nập đi lại trên con phố rồi lại đưa mắt qua hàng quất đang chờ chủ nhân mới của mình, anh Hải – một tiểu thương buôn quất khẽ thở dài: “Năm nay ế ẩm quá. Kiểu này chỉ chết người bán như chúng tôi thôi!”

Kinh doanh "thú chơi" chốt 30 Tết: Cuộc "đấu trí" người bán-kẻ mua - Ảnh 1.

Hơn 300 gốc quất của anh Hải mới chỉ 29 Tết đã treo biển “xả lỗ”.

“Đã xách túi đi buôn cây cảɴʜ thì ai chẳng muốn bán hết hàng và được giá cao. Những người tự trồng tự bán còn dễ thở vì nếu không bán được, có thể mang gốc về chăm sóc chờ cái Tết tiếp theo. Còn các “con buôn” như tôi thì ế là hết, chỉ có đường bán rẻ, bán tháo hoặc vứt bỏ thôi”, Anh Hải thở dài.

Một số tiểu thương buôn đào quất khác cũng cho biết, năm nay giá nhập cây cao hơn năm trước, giá thuê mặt bằng cũng cao hơn. Người mua cũng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng và dịch vụ, nhiều tiểu thương phải hỗ trợ luôn miễn phí vận chuyển về tận nhà cho “thượng đế”.

Kinh doanh "thú chơi" chốt 30 Tết: Cuộc "đấu trí" người bán-kẻ mua - Ảnh 2.

Trong suốt 5 năm đi buôn quất năm nay là năm thị trường “khắc nghiệt” nhất đối với anh Sang.

Gia đình anh Tiến – một nông dân trồng và bán quất cảɴʜ năm nay trồng 5 sào vườn, thu về hơn 800 cây. Nếu như mọi năm bước sang 30 Tết số quất chưa bán được chỉ khoảng 10% thì năm nay anh vẫn còn gần 40% (tương đương 200 cây) chưa bán được.

Kinh doanh "thú chơi" chốt 30 Tết: Cuộc "đấu trí" người bán-kẻ mua - Ảnh 3.

2 vợ chồng anh Tiến đã quá quen với việc bị khách ép giá ngày 30 Tết.

Kinh doanh "thú chơi" chốt 30 Tết: Cuộc "đấu trí" người bán-kẻ mua - Ảnh 4.

Rất nhiều vị khách đi qua, đến trả giá vài câu rồi chẳng mua, những lúc như vậy, chị Tươi – vợ anh Tiến đánh tiếng thở dài: “lại thêm một vị khách “tiềm năng” cho ngày 30 Tết…”

Những người nông dân tự trồng đào quất cũng cho biết. Nếu không bán được cây vẫn có thể đem về cắt cành trồng lại. Nhưng việc làm như vậy không hiệu quả bằng trồng cây mới.

Kinh doanh "thú chơi" chốt 30 Tết: Cuộc "đấu trí" người bán-kẻ mua - Ảnh 5.

Mai cảɴʜ của chị Kim Anh chỉ vài ngày trước còn “hét” giá 1.700.000 đồng nay cũng treo biển thanh lý chỉ còn 600.000 đồng.

Đâu đó người ta quay cảɴʜ người bán hoa đập nát chậu hoa, chậu quất, mai, đào… vào trưa 30 tết. Họ bán không được bèn đổ thừa người mua hoa ép giá, họ trút giận lên những chậu hoa tội nghiệp. Năm nào cũng vậy và có xu hướng nhiều hơn.

Là nhà kinh doanh, bán không được hàng thì cái sai đầu tiên thuộc về họ. Khi bán hàng, cần phải dự trù, phải tính trước tình huống không bán được, sẽ bị lỗ hay lời chứ không phải chắc mẩm hay chờ đợi bán được, lời khẳm.

Đổ lỗi cho người mua là sai. Người mua có nhiều phân khúc, nhà giàu tiền bạc không thành vấn đề thì mua trước, hoa đẹp, giá cao, chơi được lâu. Người tính toán thì bỏ ra số tiền phù hợp, thuận mua vừa bán, không bán thì thôi.

Hoa là mặt hàng không thiết yếu, mua tùy thích và tùy túi tiền. Người bán hoa đập cây và nói “thà đập bỏ chứ không bán lỗ”, rằng “phải dạy cho người mua một bài học”. Dạy ai? Ai học? Ai cần học? Người cần học chính là người bán hoa chứ không phải người mua hoa trễ.

Có ý kiến cho rằng, nên phạt nặng những người bán hoa tạo rác như vầy. Họ không thể biến hoa thành rác đê tạo thêm gánh năng cho công nhân vệ sιɴʜ.

Quan điểm của bạn về vấn đề trên như thế nào?