Pháp luật

Chồng không được ly hôn khi người vợ đang có thai, không phân biệt có thai với ai

TAND Tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ).

Đáng chú ý, dự thảo đã hướng dẫn cụ thể về trường hợp người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sιɴʜ con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014.

Theo đó, “sιɴʜ con” là trường hợp vợ đã sιɴʜ con nhưng con chết trong khoảng thời gian từ khi sιɴʜ con đến khi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đã sιɴʜ con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sιɴʜ con đến khi con dưới 12 tháng tuổi. “Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” là trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi.

Trường hợp vợ đang có thai, sιɴʜ con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt người vợ có thai với ai.

Trường hợp nào được ly hôn khi vợ đang mang thai?

Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì chồng của người mang thai hộ và chồng của người nhờ mang thai hộ đều không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sιɴʜ con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Góp ý cho quy định trên, ThS Lê Thị Mận (Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng việc người vợ đang có thai và quyền yêu cầu ly hôn của người chồng bị hạn chế trong hoàn cảɴʜ này dĩ nhiên.

Tuy nhiên, dự thảo đã không đề cập đến trường hợp người vợ đang có thai nhưng vì nhiều lý do mà phải đình chỉ thai nghén thì quyền yêu cầu ly hôn của người chồng có bị hạn chế hay không. Thực tế việc đình chỉ thai kỳ thì dù thai được đình chỉ theo phương pháp nào chăng nữa, biến chứng cũng có thể xảy ra. Vì vậy mà pháp luật một số quốc gia đã có cơ chế hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ được chỉ định đình chỉ thai nghén.

Cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có quy định lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi đình chỉ thai nghén. Vì vậy, cần bổ sung trường hợp người vợ đang có thai mà đình chỉ thai nghén thì người chồng cũng không được ly hôn.

Về trường hợp nuôi con dưới 12 tháng tuổi, theo ThS Mận, Luật HN&GĐ 2014 chỉ quy định hạn chế quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng khi người vợ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà không cụ thể con đang được nuôi là con đẻ hay con được nhận làm con nuôi.

Nay, khoản 2 Điều 2 dự thảo hướng dẫn là trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không phân biệt con đẻ hay con nuôi, quy định này là thuyết phục.

Tuy nhiên, trên thực tế và ở góc độ pháp lý, không phải mọi trường hợp “con đẻ” đều được người mẹ sιɴʜ tự nhiên mà cũng có thể, con còn được sιɴʜ bởi người mang thai hộ. Trường hợp này, người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là người không sιɴʜ con nhưng được xάç định là mẹ của trẻ được sιɴʜ ra do mang thai hộ theo Điều 94 Luật HNGĐ năm 2014.

Vì vậy, để thống nhất cần bổ sung, điều chỉnh như sau “Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” là trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi mà không phân biệt con được sιɴʜ ra dựa trên sự kiện sιɴʜ đẻ, mang thai hộ hay nhận con nuôi.