Thời sự

Ý kiến trái chiều về chuyện ‘tiền tôi đóng’ nên có quyền rút BHXH 1 lần

Trước đề xuất chỉ cho phép rút BHXH một lần tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đã có ý kiến trái chiều liên quan tới quyền của người lao động và chính sách hưu trí.

Việc người lao động nghỉ việc, ồ ạt rút BHXH một lần thời gian qua dấy lên lo ngại về chính sách an sιɴʜ xã hội khi về già người lao động không có tích lũy sẽ rất khó khăn.

Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là đa số người rút BHXH một lần thuộc diện lao động nghèo. Sau 6-10 năm làm việc, khi rời doanh nghiệp phần lớn họ vẫn không có tích cóp gì nhiều. Vậy nên khi bị mất việc, không có việc làm, người lao động “cực chẳng đã” phải rút một cục để trang trải cuộc sống.
Nhiều người lao động khó khăn phải rút BHXH một lần. (Ảnh minh họa: Hồ Văn)

BHXH Việt Nam khuyến cáo người lao động không nên chọn rút BHXH một lần, nên bảo lưu thời gian đóng hoặc tham gia BHXH tự nguyện cho đủ số năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Khi vẫn tham gia hệ thống BHXH, người lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế với mức hưởng 95% khi đi khám bệnh, khi về già có lương và hưởng các chính sách hưu trí.

Nhằm hạn chế tình trạng người lao động rút BHXH một lần, trong dự thảo sửa đổi Luật BHXH mới nhất, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất 2 phương án. Phương án 1 là để người lao động được rút hết như quy định hiện hành.

Phương án 2, người lao động có yêu cầu rút BHXH một lần được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Phương án 2 đang gặp ý kiến trái chiều.

Từ quan điểm cá nhân, bà Trần Thị Thanh Hà, Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng, tiền đóng BHXH là của người lao động đóng, do vậy không bao giờ được hạn chế quyền rút BHXH một lần của người lao động.

“Cách nào thì cách vẫn phải là quyền tự quyết của người lao động, nhất quyết không được hạn chế quyền của họ. Thực tế BHXH là tài sản người lao động đóng vào quỹ này nên khi khó khăn họ có quyền được tự quyết. Không nên sử dụng “công cụ” quy định pháp luật để hạn chế quyền của người lao động”, bà Hà bày tỏ quan điểm.

Rút BHXH một lần là đi ngược chính sách hưu trí

Ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho hay, bản thân ông đã nhiều lần nêu phương án khôi phục lại Điều 60 của Luật BHXH 2014, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giải thích, bổ sung thêm chính sách hỗ trợ người lao động.

Theo đó, người tham gia BHXH không được rút BHXH một lần trong độ tuổi lao động, trừ một số trường hợp do luật quy định như: người mắc b̼ệ̼n̼h̼ ̼h̼i̼ể̼m̼ ̼n̼g̼h̼è̼o̼, ra nước ngoài cư trú….

Ông Huân cho rằng, chỉ nên quy định sau 12 tháng nghỉ việc nếu người lao động không tham gia BHXH, có nhu cầu rút một lần thì chỉ được rút 1/3 tương đương phần người lao động tham gia; 2/3 số tiền đóng BHXH còn lại do người sử dụng lao động đóng thì bảo lưu lại. Số tiền này sẽ cộng dồn thời gian nếu người lao động tiếp tục tham gia BHXH để làm căn cứ tính lương hưu hoặc tính trợ cấp khi người lao động hết tuổi lao động.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, việc người lao động lý luận “tiền của tôi nên có quyền rút hết” là không đúng mục tiêu của chính sách hưu trí. Để đảm bảo khi về già được hưởng lương hưu hằng tháng, cả người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trích một phần tiền lương (hoặc thu nhập) đóng vào quỹ BHXH.

Việc để xảy ra tình trạng rút BHXH một lần tràn lan như thời gian vừa qua, tất nhiên có yếu tố dịch bệnh, thể hiện mâu thuẫn về mặt chính sách khi chúng ta đang tìm mọi cách mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nhưng lại để cho người trong hệ thống BHXH ra khỏi hệ thống một cách dễ dàng.

Điều này thể hiện thất bại trong tổ chức thực hiện mục tiêu đảm an sιɴʜ cho người lao động khi về già, suy giảm hoặc không còn khả năng lao động sẽ không có nguồn thu nhập ổn định từ lương hưu.